Bệnh lậu là gì? Bệnh lậu là một trong bốn bệnh xã hội có tỉ lệ người mắc khá cao hiện nay. Nguyên nhân gây nên bệnh lậu chính là song cầu lậu Neisseria Gonorrhoeae. Mặc dù bệnh lậu không nguy hiểm đến tính mạng như giang mai hay HIV/AIDS nhưng nó gây đau vùng chậu mãn tính và vô sinh vĩnh viễn cho người bệnh.
Hãy cùng tìm hiểu về bệnh lậu là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu, cách chữa và hình ảnh của bệnh lậu trong bài viết dưới đây.
Khám chữa bệnh lậu ở đâu tốt tại Hà Nội? Địa chỉ an toàn và uy tín
Chi phí chữa bệnh lậu hết bao nhiêu tiền tại Hà Nội
Bệnh lậu là một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục hàng đầu thế giới do vi khuẩn Gram âm Neisseria gonorrhoeae gây ra.
Theo thống kê, nam giới có 20% nguy cơ mắc bệnh trong một lần giao hợp với nữ giới mắc lậu còn nữ giới có 60-80% nguy cơ mắc bệnh trong một lần giao hợp với nam giới mắc lậu.
Một trong những mối nguy hiểm của bệnh lậu là bệnh gây biến chứng viêm vùng chậu mãn tính, vô sinh hiếm muộn nhưng dấu hiệu, triệu chứng của bệnh lậu không dễ dàng nhận biết, bệnh có thời gian ủ bệnh ngắn, dễ chuyển sang bệnh lậu mãn tính.
https://suckhoe24gio.webflow.io/posts/benh-lau-la-gi
https://phongkhamphukhoathaiha.webflow.io/posts/benh-lau-la-gi
Tác nhân gây nên bệnh lậu trực tiếp là song cầu lậu Neisseria. Chúng tồn tại chủ yếu ở vùng niêm mạc da ẩm ướt, nhạy cảm và dễ bị tổn thương như bộ phận sinh dục, hậu môn hoặc đường miệng.
Các con đường lây truyền bệnh lậu bao gồm:
Tất cả các hình thức quan hệ tình dục bao gồm quan hệ tình dục bằng âm đạo, miệng và hậu môn đều là nguyên nhân gây nên bệnh lậu.
Vi khuẩn lậu sẽ thông qua các tiếp xúc trong quan hệ tình dục để lây truyền từ vùng niêm mạc da này sang vết thương hở của niêm mạc da khác, gây nên bệnh lậu.
Người có quan hệ với gái mại dâm, quan hệ với bạn tình không chung thủy, quan hệ đồng tính hoặc luyến tính là đối tượng có nguy cơ cao mắc lậu.
Mẹ mắc lậu có thể lây truyền cho con qua hai con đường: Ngay từ trong bào thai hoặc lây qua sinh thường.
Thứ nhất, nếu mẹ bị nhiễm lậu nặng, nước ối bị nhiễm trùng thì sẽ lây truyền cho con ngay từ trong bào thai.
Thứ hai, khi thai nhi chuyển dạ ra ngoài, tiếp xúc với vi khuẩn lậu ở cổ tử cung và âm đạo của mẹ cũng sẽ bị nhiễm lậu.
Việc sử dụng chung vật dụng cá nhân, quần áo (đặc biệt là quần lót), khăn tắm, bồn cầu… có chứa dịch nhầy máu mủ của người bệnh, chứa vi khuẩn lậu thì có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn lậu lây lan sang niêm mạc da bị hở, xâm nhập vào cơ thể bạn và gây nên bệnh lậu.
Tuy nhiên, nguyên nhân lây truyền bệnh lậu qua các tiếp xúc gián tiếp thường hiếm gặp vì vi khuẩn lậu là một dạng vi khuẩn yếu, có thể chết nhanh chóng khi ra ngoài cơ thể, nên không thể tồn tại lâu ở các vật dụng bên ngoài.
Biểu hiện và triệu chứng bệnh lậu ở nam và nữ giới khá tương đồng, khác nhau ở thời gian ủ bệnh và mức độ biểu hiện.
Thông thường, sau từ 3-5 ngày, vi khuẩn lậu xâm nhập vào cơ thể sẽ gây ra bệnh viêm niệu đạo, viêm nhiễm phụ khoa và viêm nam khoa. Các triệu chứng điển hình của bệnh lậu bao gồm:
Theo ước tính, có đến 50-80% bệnh nhân nữ xuất hiện rất ít, thậm chí là không có triệu chứng bệnh lậu trong khi đó, chỉ có 10% bệnh nhân nam không xuất hiện dấu hiệu bệnh lậu rõ rệt.
Sau một thời gian khu trú ở bộ phận sinh dục, vi khuẩn lậu sẽ gây viêm cho cơ quan sinh sản, gây ra các bệnh nam khoa, bệnh phụ khoa, dẫn đến viêm vùng chậu (đau vùng chậu mãn tính) và vô sinh hiếm muộn.
Ở nam giới: Bệnh lậu gây ra viêm niệu đạo, viêm tuyến tiền liệt, viêm mào tinh hoàn, viêm tinh hoàn…
Ở nữ giới: Bệnh lậu gây ra viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, viêm tử cung, viêm vòi trứng và buồng trứng…
Vi khuẩn lậu khiến cho đường sinh dục và tiết niệu bị tổn thương, bệnh nhân không thể yên tâm làm việc, đau đớn và khó chịu khi quan hệ tình dục khiến chất lượng quan hệ tình dục giảm sút, làm gián đoạn tình yêu đôi lứa, ảnh hưởng hạnh phúc hôn nhân và gia đình.
Vi khuẩn lậu có thể gây viêm cho đường sinh dục và đường tiết niệu của nam giới và nữ giới. Ở nữ giới, nếu vi khuẩn lậu lan lên vòi trứng, gây viêm tắc vòi trứng sẽ gây ra vô sinh nữ. Ở nam giới, vi khuẩn lậu gây ra viêm tinh hoàn, viêm mào tinh hoàn, viêm tuyến tiền liệt… làm suy giảm số lượng và chất lượng tinh trùng, gây ra vô sinh nam.
Phụ nữ mang thai nếu không được điều trị bệnh lậu có thể bị sảy thai, hoặc thai ngoài tử cung, khiến chị em phải bỏ thai.
Bệnh lậu ở phụ nữ mang thai có thể lây truyền cho trẻ sơ sinh, con sinh ra theo đường sinh thường, nhiễm phải vi khuẩn lậu sẽ bị viêm mắt, viêm phối và viêm da… ảnh hưởng trầm trọng đến sự phát triển bình thường của trẻ về thể chất và trí tuệ.
Bệnh nhân sau khi có quan hệ tình dục không an toàn (quan hệ với gái mại dâm) xuất hiện các triệu chứng bệnh lậu cấp tính như tiểu tiện đau buốt, có máu và mủ… thì cần đi khám càng sớm càng tốt.
Tại cơ sở y tế chuyên khoa, bác sĩ sẽ tiến hành soi tươi khí hư đối với nữ giới, dịch niệu đạo với nam giới để nhuộm bệnh phẩm (bắt màu gram âm), phát hiện vi khuẩn lậu.
Sau khi chẩn đoán bệnh lậu và mức độ tổn thương do vi khuẩn lậu gây ra, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị bệnh lậu phù hợp:
Điều trị bệnh lậu được tiến hành bằng thuốc kháng sinh phù hợp với mức độ bệnh lậu, dạng thuốc uống hoặc thuốc tiêm.
Với mức độ bệnh lậu khác nhau, phác đồ điều trị bệnh lậu bằng thuốc khác nhau. Bệnh lậu cấp tính chỉ cần một lộ trình điều trị bằng thuốc kháng sinh nhưng bệnh lậu mãn tính thì cần phải tăng liều lượng thuốc và thời gian điều trị.
Để bảo đảm hiệu quả điều trị bệnh lậu, bệnh nhân cần tuyệt đối tuân thủ phác đồ điều trị bằng thuốc của bác sĩ, thông báo với bác sĩ nếu triệu chứng bệnh lậu không thuyên giảm và tái khám theo lịch hẹn để bảo đảm bệnh lậu đã được chữa khỏi.
Lưu ý:
Bệnh nhân không đi bác sĩ khám mà tùy tiện sử dụng thuốc điều trị bệnh lậu ở nhà thì vi khuẩn lậu rất dễ kháng thuốc. Việc điều trị bệnh lậu sau này sẽ gặp nhiều khó khăn, mất nhiều thời gian và tốn kém chi phí.
Điều trị bệnh lậu mãn tính vẫn có thể chữa khỏi bệnh lậu nhưng không thể khắc phục được các biến chứng bệnh lậu đã phát sinh (như chít hẹp vòi trứng chả hạn).
Hiện nay, công nghệ DHA được đánh giá là phương pháp điều trị bệnh lậu tiên tiến và hiện đại nhất trên thế giới, chữa khỏi bệnh lậu cả giai đoạn cấp và mãn tính mà không ảnh hưởng đến sức khỏe bệnh nhân, thời gian điều trị ngắn.
Bạn đọc muốn tìm hiểu thêm về công nghệ DHA điều trị bệnh lậu, hãy nhấp chuột vào nút Bác sĩ tư vấn dưới đây.
Phòng tránh bệnh lậu đòi hỏi bạn phải bảo đảm quan hệ tình dục an toàn, hạn chế sử dụng vật dụng cá nhân với người khác và phòng ngừa bệnh lậu lây truyền từ mẹ sang con.
Quan hệ tình dục chung thủy với một bạn tình duy nhất. Nếu không, ít nhất bạn phải nhớ luôn mang bao cao su khi quan hệ tình dục.
Hạn chế sử dụng chung vật dụng cá nhân với người khác, mang đồ dùng riêng khi đi cắm trại, du lịch…
Tầm soát bệnh lậu ở phụ nữ mang thai theo định kỳ, tốt nhất là nên kiểm tra sức khỏe trước khi có ý định mang thai.
Kiểm tra sức khỏe định kỳ, ít nhất là mỗi năm một lần.
Hi vọng với những chia sẻ về bệnh lậu là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu, triệu chứng và cách điều trị bệnh lậu trên đây đã cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích. Mọi băn khoăn nào khác cần tư vấn về bệnh lậu bạn có thể để lại số điện thoại hoặc bình luận dưới bài viết dưới đây.